Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, phí DOC là một trong những loại phí quan trọng hàng đầu mà các cá nhân và doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần phải chú ý. Vậy phí DOC là gì và cách phân biệt phí DOC với phí D/O ra sao? Hãy cùng Cần Thơ Logistics tìm hiểu và phân biệt hai loại hình phí này.
Phí DOC là gì
Phí DOC là tên viết tắt của Documentation Fee, phí DOC còn được gọi với cái tên thông dụng hơn là phí phát hành Bill of Lading fee (B/L fee ). Đây là loại phí cho các chứng từ trong việc hoạt động xuất khẩu hàng hóa và cụ thể hơn là trong thương mại quốc tế.
Với những lô hàng được vận chuyển theo đường biển thì các hãng tàu sẽ chịu trách nhiệm làm hóa đơn kê khai những thông tin cần thiết như là về thông tin người nhận hàng và người gửi hàng, thông tin về người sẽ được thông báo khi tàu về cảng.
Trong các hoạt động vận chuyển bằng đường biển nói chung thì Bill of Lading là một trong các loại chứng từ quan trọng nhất và không thể thiếu đối với mỗi lô hàng xuất nhập khẩu, chứng từ này cũng có thể coi là chứng nhận cho người chở hàng đã nhận được hàng từ bên xuất khẩu hàng hóa.
Tùy thuộc vào bên vận chuyển mà họ sẽ ký hiệu loại phí này là phí DOC, phí làm hóa đơn (bill) hay là phí D/O. Việc này sẽ dẫn đến việc nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa phí DOC ở trên và phí phát hành Delivery Order ở phía đầu nhập hàng hóa. Ở dưới những phần dưới đây Cần Thơ Logistics sẽ giúp bạn phân biệt được hai loại phí này.
Người chịu phí và quy định về DOC
Khi hãng tàu cấp cho người gửi hàng vận đơn thì sẽ thu phí người gửi hàng một khoản phí coi như là tiền công. Đây chính là phí DOC hoặc cũng có thể gọi là phí B/L.
Không chỉ hiện các công việc như là phát hành vận đơn và thu phí shipper, các hãng tàu phải thực hiện các nhiệm vụ như thông báo cho đại lý tại nước nhập hàng về bill of lading, quản lý các đơn hàng, theo dõi đơn hàng,…
Các hoạt động sẽ được tính vào phí DOC, bao gồm như sau:
- Courier fee: phí chuyển chứng từ để đối chiếu với vận đơn gốc
- Amendment fee: phí để chỉnh sửa bill of lading nếu như có xuất hiện sai sót trong quá trình nhập dữ liệu hoặc cung cấp thông tin. Loại phí này sẽ được quy định khác nhau tại từng khu vực.
- Telex release fee: phí điện giao hàng với Surrendered
Phân biệt phí D/O và phí DOC
Như ở phần đầu đã nói, trong ngành xuất nhập khẩu việc hiểu nhầm giữa hai loại phí DOC và D/O là việc không phải là chưa bao giờ xảy ra. Lý do là hai loại phí có tên viết tắt khá giống nhau, bạn có thể phân biệt hai loại phí này với các thông tin hữu ích sau:
- Phí D/O ( Delivery Order fee ): được gọi là phí lệnh giao hàng, khi một lô hàng được nhập khẩu về Việt Nam thì các consignee ( người nhận hàng ) sẽ phải gặp hãng tàu hoặc đơn vị Forwarder để lấy D/O ( lệnh giao hàng ), sau đó cần phải mang ra cảng xuất trình cho kho ( đối với các loại hàng lẻ ) hoặc làm phiếu EIR khi xuất trình cho kho ( nếu là hàng container FCL ) mới có thể lấy được hàng hóa nhập khẩu. Các hãng tàu hoặc bên đơn vị Forwarder sẽ làm một cái D/O thu phí D/O.
- Phí D/O này sẽ do bên consignee thanh toán ở cảng đích
- Phí DO hay DOC bản chất là phí phát sinh hóa đơn ( bill )
- Phí này sẽ do shipper thành toán tại cảng tháo dỡ hàng hóa.
Các phụ phí khác trong ngành xuất nhập khẩu hiện nay
Không chỉ có các loại phụ phí D/O và DOC như trên, trong ngành xuất nhập khẩu hiện nay còn có rất nhiều loại phụ phí, cụ thể như sau:
Phí B/L – Bill of lading fee
Hãng tàu sẽ cấp mã vận đơn cho từng chuyến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và vận đơn bằng đường hàng không, khi các chứng từ kế trên được phát hành sẽ có một khoản phí, đó chính là phí B/L
Phụ phí AMS – phụ phí xuất nhập khẩu
Phí AMS ( Phí hệ thống kê khai bổ sung ), là khoản phí dó hải quan Mỹ và Canada áp đặt. Các quốc gia này sẽ yêu cầu khai báo hàng hóa đầy đủ trước khi được xếp lên tàu và vận chuyển đến quốc gia của họ.
Phí PSS – phụ phí xuất nhập khẩu mùa cao điểm
Phí PSS hay còn gọi là phụ phí mùa cao điểm, thường được các hãng tàu áp dụng cho những mùa cao điểm bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm khi mà nhu cầu vận chuyển hàng hóa để dự trữ tăng đột biến tại các thị trường châu Âu.
Phí PCS – phụ phí trong xuất nhập khẩu
Phí PCS là loại phụ phí tắc nghẽn cảng được áp dụng cho các cảng xếp dỡ và có nguy cơ làm chậm chuyến tàu chở hàng hóa, dẫn đến gia tăng chi phí liên quan cho chủ tàu.
Phí BAF – Bunker Adjustment Factor
Là khoản phụ thu ngoài cước đường biển do hãng tàu tính cho chủ hàng để bù đắp cho chi phí do biến động của giá nhiên liệu như dầu, xăng,… dựa theo FAF – Hệ số điều chỉnh nhiên liệu .
Phí CAF
Là khoản phụ phí đường biển do hãng tàu thu cho chủ cung cấp hàng hóa để bù đắp chi phí dựa theo biến động của tỷ giá hối đoái.
Phí DDC – phụ phí trong xuất nhập khẩu
Viết tắt của Destination Delivery Charge, là phụ phí giao hàng tại cảng đến.Chủ tàu sẽ thu thêm phụ phí để bù đắp chi phí cho các hoạt động như sắp xếp container trong cảng, dỡ hàng ra khỏi tàu hay phí ra vào cảng.
Phí THC – phụ phí xuất nhập khẩu về xếp dỡ tại cảng
Viết tắt của Terminal Handling Charge, có thể hiểu đây là phụ phí xếp dỡ tại cảng. Khoản phí này được tính trên mỗi container về việc xếp dỡ và tập kết và thường thì hãng tàu sẽ nộp phụ phí này cho cảng sau đó sẽ thu lại phí đó từ chủ hàng.
Phí CFS
Tên đầy đủ là Container Freight Station Fee, đây là phụ phí thu khi đơn vị giao nhận nhận container tiến hành xếp dỡ hàng hóa đưa vào kho lưu trữ.
Phụ phí IFB
Hay còn gọi là phí thu hộ cước vận tải biển hàng nhập, sẽ phải thanh toán tại nước xuất khẩu lô hàng, tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên mà phí này sẽ được thanh toán tại nơi đến bởi Importer.
Phụ phí CIC
Viết tắt của Container Imbalance Charge, đây là phí cân bằng container
Trên đây là các điều mà các bạn cần biết về phí DOC và qua đó có thể nhận biết giữa hai loại phí D/O và DOC. Nếu như còn có thắc mắc hoặc còn có những câu hỏi cần lời giải đáp, hãy liên hệ với Cần Thơ Logistics chúng tôi để có được sự chăm sóc khách hàng tốt nhất cho khách hàng.
Cần Thơ Logistics mang đến cho bạn dịch vụ vận chuyển Nhanh, An toàn, Chất lượng
Xem thêm:
CONSIGNMENT LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI KÝ GỬI HÀNG HÓA
Vận chuyển thú cưng quốc tế cùng Indochina Post