Phân biệt Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)

Vận đơn đường biển hiện nay có khá nhiều loại, trong đó nổi bật nhất vẫn là Master Bill và House Bill. Chỉ có chủ sở hữu tàu hay hãng tàu mới được quyền cấp giấy Master bill. Còn với House Bill sẽ do đơn vị Forwader cấp cho Shipper (chủ hàng). Nếu không phân biệt Master Bill và House Bill rõ ràng, sẽ gây nhầm lẫn và ảnh hưởng tới quá trình và thời gian vận chuyển hàng hóa.

Mỗi loại vận đơn sẽ có những ưu điểm và điểm yếu riêng. Qua bài viết này, Vinalines sẽ đưa ra những khái niệm cụ thể và so sánh sự giống và khác nhau giữa hai loại vận đơn, Master Bill và House Bill (MBL và HBL). Khi đó, nhìn vào những mẫu vận đơn, bạn sẽ phân biệt được một cách dễ dàng. Đừng bỏ qua những nội dung hấp dẫn bên dưới nhé!!!

Phân biệt Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)
Phân biệt Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)

TÌM HIỂU SÂU VỀ MASTER BILL – HOUSE BILL (MBL VÀ HBL)

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa đường biển và đường hàng không, thì vận đơn chính là giấy tờ, chứng từ quan trọng, không thể thiếu. Theo đó, vận đơn đều chia ra hai loại chính, đó là: Master và House (MBL và HBL). Việc phân chia kiểu này nguyên nhân đến từ đặc thù của ngành vận tải, với nhiều đơn vị cùng tham gia, nhiều công ty, doanh nghiệp trung gian làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa.

Định nghĩa Master Bill (MBL)

Master Bill là những loại vận đơn do chính bên sở hữu phương tiện vận tải (chủ hãng tàu, hãng máy bay) cấp cho bên đứng tên ở trên Bill, với tư cách là chủ hàng (Shipper). Hình thức để nhận diện MBL khi muốn phân biệt Master Bill và House Bill, là bên trên vận đơn có thông tin của hãng tàu như: logo, tên của công ty, số điện thoại, địa chỉ văn phòng hãng tàu,…

Thông thường, sẽ có hai cách để bạn đặt booking cho một lô hàng xuất khẩu, đó là: liên hệ trực tiếp với hãng tàu hoặc liên hệ thông qua đơn vị Forwarder, là bên trung gian để tiến hành booking cho bạn.

– Khi bạn liên hệ trực tiếp với hãng tàu, bạn sẽ phải đóng mọi chi phí từ A – Z cho hãng tàu như: cước phí tàu, phí Local Charge,…

– Khi bạn liên hệ thông qua Forwarder, bạn sẽ trả mọi chi phí cho bên Forwarder. Nhưng nếu bạn không muốn lấy vận đơn House Bill từ phía Forwarder, mà muốn lấy vận đơn Master Bill từ chính hãng tàu, thì lúc này bạn (Shipper) vẫn sẽ được đứng tên trên Bill, do phía hãng tàu cấp. Mọi chi phí bạn trả cho bên Forwarder, sau đó Forwarder sẽ lại trả cho hãng tàu, sau khi có một phần lợi nhuận trong đó, từ việc liên hệ đặt booking vận chuyển hàng cho bạn.

Bạn có thể book tàu trực tiếp từ hãng tàu và đơn vị Forwarder cũng có quyền book như vậy. Do đó, ở trên Master Bill sẽ xảy ra hai trường hợp về việc người đứng tên trong ô Shipper và Consignee:

  • Shipper: Là bên xuất khẩu thực tế (Real Shipper) hoặc bên trung gian (Forwarder)
  • Consignee: Là bên nhập khẩu thực tế (Real Consignee) hoặc là đại lý của Forwarder tại cảng đích (Forwarding Agent)

║Xem thêm: Kinh nghiệm gửi hàng đi Úc và những điều cần lưu ý

Định nghĩa House Bill (HBL)

House Bill chính là những loại vận đơn do phía đơn vị Forwarder phát hành cho Shipper (bên xuất hàng thực tế – Real Shipper) và bên nhận hàng thực tế (Real Consignee). Như vậy, những loại vận đơn do bên hãng tàu phát hành.

Ví dụ như: Bill gốc (Original Bill), Telex Release (Surrendered Bill) hay Express Release (Seaway Bill),… thì đơn vị Forwarder vẫn có quyền phát hành những loại Bill này. Tuy nhiên, về mặt pháp luật, quyền và trách nhiệm cho mỗi loại Bill là khác nhau.

Như vậy, về phần hình thức để phân biệt Master Bill và House Bill, giữa hai loại cũng không khác gì nhiều. Tuy nhiên, House Bill sẽ do đơn vị trung gian (Forwarder) phát hành và sẽ in hình logo của Forwarder ở trên. Có nhiều người sẽ hình dung rằng Forwarder cấp House Bill giống như một hình thức “cò”, cấp vận đơn cho khách hàng để kiếm lợi nhuận.

Tuy nhiên, dùng từ “cò” ở đây là không hợp lý, vì đây là chỉ cách gọi dân giã của những người trong ngành ở Việt Nam. Thực tế, ở trên thế giới hiện nay có rất nhiều công ty Forwarder lớn và chuyên nghiệp như: DHL, FREDX, UPS, Kuehne + Nagel, Schenker, Expeditors, Panalpina,…

HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN BIỆT MASTER BILL VÀ HOUSE BILL CHI TIẾT

Phân biệt Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)
Phân biệt Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)

Giống nhau

Sự giống nhau dễ nhận thấy nhất đó là MBL và HBL đều có hình thức và công dụng tương tự nhau. Ngoài ra, hai loại vận đơn này đều có thể làm được Original Bill (Bill gốc) hay Surrender BillSeaway Bill

Khác nhau

+ Phân biệt Master Bill và House Bill bằng hình thức bên ngoài:

  • Master Bill sẽ có hình logo của hãng tàu, còn đối với House Bill sẽ in hình logo của đơn vị Forwarder
  • Master Bill chỉ có một dấu và một chữ ký còn với House Bill có thể sẽ có hai dấu và hai chữ ký (của bên gom hàng và bên vận chuyển)
  • Trên Master Bill sẽ ghi thông tin cảng đến (Port), còn trên House Bill sẽ ghi nơi nhận hàng (hoặc kho bãi của đơn vị Forwarder)

+ Xét về tính dễ dàng chỉnh sửa Bill gốc: House Bill sẽ dễ chỉnh sửa hơn so với Master Bill. Do Bill gốc do đơn vị Forwarder tự làm theo mẫu của mình, tự in hình logo và cấp cho Shipper, do đó việc chỉnh sửa tương đối dễ dàng. Việc này như là chuyện nội bộ của đơn vị Forwarder với khách hàng của mình.

+ Xét về rủi ro cho chủ hàng: House bill cũng sẽ nhiều rủi ro hơn so với Master Bill. Nếu xảy ra rủi ro, Master Bill do người gửi hàng Shipper làm, có thể đến lấy Bill gốc để kiện hãng tàu. Còn với House Bill, khi xảy ra rủi ro, thì bạn chỉ có thể cầm theo Bill gốc này đến đơn vị Forwarder để kiện. Những công ty Forwarder nhỏ sẽ dễ dàng trốn tránh trách nhiệm của mình.

Master Bill sẽ điều chỉnh mối quan hệ giữa người vận chuyển thực tế (chủ tàu) và người đặt chỗ ở trên tàu (đơn vị Forwarder hoặc bên xuất khẩu trên thực tế). Trong khi đó, House Bill chỉ điều chỉnh mối quan hệ của người chủ hàng (Real Shipper) và đơn vị trung gian (Forwarder). Khi phát hành vận đơn, thì Master Bill sẽ chịu tác động của quy tắc Haguecông ước Hamburg,… còn đối với House Bill thì không.

Việc phân biệt Master Bill và House Bill nhằm mục đích đơn giản hóa quá trình quản lý hàng hóa và nhận biết được mối quan hệ giữ chủ hàng (Shipper) và đơn vị vận chuyển thực tế (hãng tàu). Việc thực hiện Master Bill chính là mối quan hệ thực tế của hãng tàu đối với chủ hàng thực tế hoặc chủ hàng là đơn vị Forwarder.

Còn việc thực hiện House Bill là mối quan hệ giữa chủ hàng thực tế (Shipper) đối với đơn vị trung gian vận chuyển (đơn vị Forwarder). Giữa hai loại Bill vẫn có những đặc điểm khác nhau và không thể thay thế được.

 

MỘT SỐ LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC PHÂN BIỆT MASTER BILL VÀ HOUSE BILL

Phân biệt Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)
Phân biệt Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)

Dưới đây là những điểm cần lưu ý khi muốn so sánh, phân biệt Master Bill và House Bill:

  • Không phải lô hàng nào cũng cần cả hai loại vận đơn này, nghĩa là không phải lúc nào bạn cũng phải phân biệt Master Bill và House Bill. Đã có nhiều trường hợp, chủ hàng làm việc trực tiếp với hãng tàu mà không qua đơn vị Forwarder hoặc có nhờ đơn vị Forwarder book chỗ, nhưng chủ hàng vẫn yêu cầu được đứng tên ở trên Bill. Lúc đó, hãng tàu vẫn sẽ cấp vận đơn MBL trực tiếp cho phía chủ hàng và cũng đồng nghĩa rằng sẽ không có HBL.
  • Hoặc với trường hợp một lô hàng khác, có một MBL nhưng lại nhiều HBL. Ví dụ điển hình nhất là việc hàng ghép container (LCL). Khi có hãng tàu vận chuyển nguyên thùng container, một đơn vị Forwarder gom hàng lẻ (consolidator) HBL cho mỗi lô hàng. Một đơn vị Forwarder khác sẽ nhận một lô hàng và chỉ cấp một HBL cho lô hàng mà họ nhận vận chuyển. Trong trường hợp này, sẽ xuất hiện khá nhiều B/L (thường được gọi là Bill nối) và nhiều D/O (thường được gọi là lệnh nối).
  • Ở một vài trường hợp khác, đơn vị Forwarder có nhiều lô hàng của những chủ hàng khác nhau, nhưng lại đi cùng một chuyến tàu. Do đó, đơn vị Forwarder sẽ cấp nhiều HBL, nhưng chỉ làm một MBL với hãng tàu (mục đích để tiết kiệm thời gian và chi phí).

Tóm lại, sự khác biệt cơ bản nhất giữa MBL và HBL vẫn là ở bên nào phát hành. Theo đó, HBL sẽ do Forwarder, còn với MBL là do hãng tàu.

Xem thêm: Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói giá rẻ của Indochina post