Các loại phí phát sinh trong lô hàng xuất nhập khẩu bạn cần biết!
Các loại phí phát sinh trong lô hàng xuất nhập khẩu
Có thể nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa nắm hết một số loại phụ phí khi xuất hoặc nhập khẩu một lô hàng, và bạn có thể thắc mắc tại sao lại thu nhiều? Thu ít? hay chí ít biết được những loại phí mình cần bỏ ra. Sau đây, tại bài viết “Các loại phí phát sinh trong lô hàng xuất nhập khẩu bạn cần biết!” mình xin nói thêm rõ hơn về một số loại phụ phí mà hãng tàu hoặc forwarder thu khi bạn xuất nhập khẩu 1 lô hàng, để bạn có thể biết rõ hơn về những loại phụ phí mà bạn cần phải bỏ ra khi xuất nhập khẩu một lô hàng.
Các loại phí phát sinh trong lô hàng xuất nhập khẩu bạn cần biết:
1. Phí THC (Terminal Handling Charge)
Là phụ phí xếp dỡ tại cảng.
THC là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng.
AMS áp dụng cho vận chuyển hàng đi Mỹ bằng đường biển. Đối với vận chuyển đi các tuyến khác, các loại phụ phí khác tương tự với AMS:
– Vận chuyển hàng đi Canada: Phí ACI (Advance Commercial Information Charge)
– Vận chuyển hàng đi EU: Phí ENS (Entry Summary Declaration)
– Vận chuyển hàng đi Nhật: Phí AFR (Japan Advance Filing Rules)
– Vận chuyển hàng đi Trung Quốc: Phí AMR ( Advance Manifest Rule)
– Vận chuyển hàng đi Châu Á: Phí ANB
3. Phí Handling (Handling fee)
Phí này là do các công ty Forwarder đặt ra để thu Shipper / Consignee.
Có thể hiểu Handling là quá trình một Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành B/L, D/O hoặc các giấy tờ liên quan…
4. Phí D/O (Delivery Order fee)
Là phí lệnh giao hàng. Khi có một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì consignee phải đến Hãng tàu / Forwarder để lấy lệnh giao hàng, xuất trình cho kho (hàng lẻ) / làm phiếu EIR (hàng container FCL) thì mới lấy được hàng. Các Hãng tàu / Forwarder issue một cái D/O và thu phí D/O.
5. Phí chứng từ (Documentation fee)
Phát sinh khi shipper hay consignee nhờ forwarder làm packing list, commercial invoice hay sales contract.
6. Phí B/L (Bill of Lading fee), phí AWB (Airway Bill fee)
Tương tự như phí D/O nhưng mỗi khi có một lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu / Forwarder phải phát hàng một cái gọi là Bill of Lading (hàng vận tải bằng đường biển) hoặc Airway Bill (hàng vận tải bằng đường không).
7. Phí CFS (Container Freight Station fee)
Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất / nhập khẩu thì các công ty Consol / Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS.
8. Phí chỉnh sửa B/L: (Amendment fee)
Chỉ áp dụng đối với hàng xuất. Khi phát hành một bộ B/L cho shipper, sau khi shipper lấy về hoặc do một nguyên nhân nào đó cần chỉnh sử một số chi tiết trên B/L và yêu cầu hãng tàu / forwarder chỉnh sửa thì họ có quyền thu phí chỉnh sửa.
– Phí chỉnh sửa B/L trước khi tàu cập cảng đích hoặc trước khi khai manifest tại cảng đích thường là 50 Usd.
– Phí chỉnh sửa B/L sau khi tàu cập cảng đích hoặc sau thời điểm hãng tàu khai manifest tại cảng đích thì tuỳ thuộc vào hãng tàu / Forwarder bên cảng nhập. Thường không dưới 100 USD.
9. Phí BAF (Bunker Adjustment Factor):
Phụ phí biến động giá nhiên liệu Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)…
10. Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge”
Là phụ phí mất cân đối vỏ container hay phụ phí chuyển vỏ container rỗng.
Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Phụ phí của cước vận chuyển (chỉ xảy ra vào mùa hàng cao điểm).
12. Phí chạy điện (áp dụng cho hàng lạnh, chạy container lạnh tại cảng).
Phải cắm điện vào container để cho máy lạnh của container chạy và giữ nhiệt độ cho hàng lạnh.
13. Phí vệ sinh container (Cleaning container fee)
14. Phí lưu container tại bãi của cảng (DETENTION)
Phí lưu container tại kho riêng của khách (DEMURRAGE); Phí lưu bãi của cảng (STORAGE)
15. Thu hộ cước vận tải biển hàng nhập = Phí IFB
Là việc cước phí vận chuyển hàng đóng container, hàng lẻ, hàng xá… lẽ ra phải trả tại nước XK bởi người XK, nhưng do một lý do nào đó (do điều kiện giao hàng chẳng hạn, do thỏa thuận giữa exporter và importer chẳng hạn) mà phí này được trả bởi importer tại nơi đến. Các công ty forwarder tại nơi đến có nghĩa vụ thu hộ các đại lý của họ ở nước ngoài cước phí vận tải và trả lại cho các đại lý đó.
16. Phí ISF = Importer Security Filing = Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu.
Thường việc kê khai ISF (Importer Security Filing – Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu) sẽ cùng lúc với việc khai AMS và các đại lý vận tải sẽ giúp nhà nhập khẩu kê khai thông tin này.
Là phí phát sinh mang tính thời vụ, khi có khả năng xảy ra tình trạng ách tắc hàng hóa tại cảng (khiến chi phí lưu bãi tăng thêm quá lớn, hoặc tàu nhập hàng về phải đậu chờ đến 2-3 ngày mới giải tỏa được container).
18. Phí thay đổi cảng đích – Phí COD (Change of Destination)
Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích. ví dụ như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…\
Tuyến vận tải, vận chuyển container đường biển toàn cầu
Cộng tác với các đại lý hãng tàu biển, doanh nghiệp chuyên chở uy tín
Kết nối linh hoạt với các hãng, các doanh nghiệp lớn trong nước và trên thế giới
Tần suất vận tải, vận chuyển hàng ngày
Thu xếp tất cả các loại mặt hàng
Tư vấn, cập nhật thông tin liên tục khi có yêu cầu
Giá cả cạnh tranh, ưu đãi lượng hàng lớn và thường xuyên
Đội ngũ nhân viên của Cần Thơ Logistics đều được đào tạo chuyên sâu, giàu kinh nghiệm.
Cần Thơ Logistics cam kết bảo đảm sự an toàn, nguyên vẹn 100% của hàng hóa