Ngành logistics cần khoảng 2 triệu lao động

 

Từ nay tới năm 2030, mỗi năm cả nước cần khoảng 20.000 lao động chất lượng cao ngành logistics

TS. Vũ Tuấn Lâm, Phó giám đốc Học viện Công nghệ

Logistics thiếu nhân lực

Từ nay tới năm 2030, mỗi năm cả nước cần khoảng 20.000 lao động chất lượng cao ngành logistics. Tới 2030, cả nước cần khoảng 2 triệu lao động ngành logistics. Trước nhu cầu nhân lực đang tăng cao, các chương trình đào tạo đang có xu hướng phát triển nhanh trong những năm gần đây.

Logistics
Logistics

TS. Vũ Tuấn Lâm dẫn chứng, theo số liệu thống kê tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2022, nước ta hiện có gần 50 trường đại học có đào tạo ở các mức độ khác nhau. Tại một số trường, điểm chuẩn của ngành logistics thường ở mức cao như ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Học viện Tài chính, trường Đại học Thương mại…

Điều này phản ánh nhu cầu của xã hội nói chung, nhu cầu của các doanh nghiệp nói riêng về cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Nhu cầu thực tiễn của xã hội, của thị trường lao động và doanh nghiệp chính là động lực thúc đẩy các cơ sở đào tạo phát triển chuyên ngành hoặc ngành đào tạo logistics.

Bưu chính Viễn thông cho biết, Việt Nam hiện được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho sự phát triển.

Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, bước sang năm 2022, hoạt động đã dần trở lại bình thường, từng bước bảo đảm sự kết nối trong hoạt động vận tải, lưu thông hàng hóa. Không chỉ ở các trung tâm kinh tế và các địa phương vệ tinh, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước cũng đã chú trọng hơn tới việc đổi mới, phát triển dịch vụ, hạ tầng và kết nối về logistics giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng; coi đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phục hồi của hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa, góp phần giúp giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục lập kỷ lục khi nước ta chuyển sang giai đoạn “bình thường mới” và tận dụng cơ hội từ việc ký kết các FTA mang lại.

Với tốc độ tăng trưởng cao ở mức 14-16% trong một năm, ngành logistics đã có những đóng góp không nhỏ, đưa hoạt động xuất, nhập khẩu trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt hơn 723 tỷ USD, tăng 10% so năm 2021. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thương mại toàn cầu và trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và những rủi ro, bất ổn về kinh tế, chính trị trên phạm vi toàn cầu.

Sự lên ngôi của các xu hướng vận chuyển và chuỗi cung ứng mới trong nền kinh tế số đã giúp Việt Nam trở thành một thị trường mới nổi đầy tiềm năng. Việt Nam trở thành một trong 29 trung tâm thuộc Chương trình Hộ chiếu Logistics thế giới. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khát vọng đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics tầm cỡ khu vực, nhiều “nút thắt” nội tại cần sớm được tháo gỡ.

Cần Thơ Logistics cung cấp dịch vụ logistics

Gửi quà lưu niệm đi Hàn Quốc

INDOCHINAPOST