Các lưu ý khi vận tại đường biển.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Vận chuyển bằng đường biển là hình thức vận tải hàng hóa bằng cách sử dụng các phương tiện chuyên chở trên biển kết hợp với cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục đích lưu thông. Phương tiện chuyên chở thông thường là tàu, thuyền, các phương tiện xếp dỡ, bốc dỡ hàng; còn cơ sở hạ tầng chính là cảng biển, cảng trung chuyển hàng hóa.
Đây là hình thức vận tải chính hỗ trợ đưa nguyên liệu từ nơi trồng trọt, khai thác đến nhà máy, khi thành phẩm chuyển giao đến doanh nghiệp và cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Đồng thời, nó còn giúp điều phối, cân bằng lượng hàng hóa trên thị trường hiệu quả, di chuyển hàng từ nơi nhiều đến nơi ít, thuận tiện cho nhu cầu vận chuyển nội địa và quốc tế.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cần lưu ý những vấn đề gì
- Nhằm tránh những phát sinh không mong muốn trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, bạn cần lưu ý đến các vấn đề sau:
- Do việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển còn chịu ảnh hưởng và tác động nhiều từ thiên nhiên như: mưa gió, lũ lụt, sóng thần.. nên việc cân nhắc xem xét thời tiết là điều cần thiết để tránh mọi rủi ro, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển theo đúng cam kết với khách hàng
- Trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, việc các tàu dừng chân ở nhiều cảng khác nhau thuộc các quốc gia khác nhau cũng bị ảnh hưởng bởi các chính sách pháp luật của mỗi quốc gia đó
- Người chuyên chở cũng có thể gây ra sự sai sót trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Trong khi đó, theo luật hàng hải của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đều cho phép người chuyên chở giới hạn trách nhiệm bồi thường
- Những mặt hàng thuộc ngành cấm như thuốc phiện, động vật hay các thứ liên quan được chế biến từ động vật quý hiếm tuyệt đối không được vận chuyển. Các đơn vị kiểm tra sẽ dễ dàng phát hiện ra các mặt hàng này khi được đưa vào container
- Lựa chọn một công ty vận tải đường biển uy tín và chuyên nghiệp là điều cần thiết cho doanh nghiệp của bạn. Những công ty như vậy sẽ có những hoạch định giúp giảm tối thiểu thời gian cũng như các thủ tục nhanh gọn hơn
- Tùy thuộc vào mặt hàng và khối lượng mà lựa chọn phương thức vận tải hàng hóa sao cho phù hợp vì mỗi hình thức vận chuyển sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Đối với các mặt hàng này, bạn sẽ phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước pháp luật khi ký hợp đồng vận chuyển hàng bằng đường biển. Hợp đồng liên quan rất nhiều tới quyền lợi của bạn, trước khi đặt bút ký hãy đọc hết các điều khoản để tránh phát sinh rủi ro
- Việc mua bảo hiểm trong quá trình vận tải bằng đường biển rất quan trọng, điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, tránh được tình trạng phát sinh trong quá trình vận chuyển. Công ty bảo hiểm cũng sẽ đền bù thiệt hại cho bạn khi xảy ra sự cố
Lợi ích khi vận chuyển đường biển.
- Giá thành hợp lý, phải chăng;
- Tính an toàn được đảm bảo vì rất ít khi có sự cố va chạm giữa các tàu;
- Có thể vận chuyển những lô hàng với số lượng lớn, siêu trường, siêu trọng, kich thước quá khổ (máy móc, xe cộ,…);
- Hầu như không bị hạn chế bởi công cụ hỗ trợ và số lượng phương tiện vận chuyển;
- Các tuyến đường trên biển ít gặp sự cố về địa hình;
- Kết nối các vùng lãnh thổ, mở rộng mạng lưới giao thương hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Các doanh nghiệp sẽ lựa chọn dịch vụ vận tải đường biển đối với các mặt hàng sau:
- Khoáng sản: Số lượng lớn nhưng giá trị thường thấp. Trong trường hợp này, những khoáng sản có giá trị thấp như quặng, than…nên chọn đường biển để tối ưu chi phí vận chuyển
Các bước tiến hành
Để vận chuyển một lô hàng bất kỳ bằng đường biển, doanh nghiệp hãy liên hệ với một đơn vị logistics chuyên nghiệp, có uy tín. Các bước vận chuyển hàng hóa đường biển về cơ bản sẽ như sau:
Bước 1: Đàm phán và ký kết hợp đồng
Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu (Áp dụng với vận tải biển quốc tế)
Bước 3: Đặt booking và lấy container rỗng
Bước 4: Chuẩn bị hàng và kiểm tra hàng xuất
Bước 5: Mua bảo hiểm cho lô hàng
Bước 6: Làm thủ tục hải quan
Bước 7: Giao hàng cho tàu
Bước 8: Thanh toán chi phí vận chuyển và các chi phí liên quan
Bước 9: Các mặt hàng được gửi đến địa chỉ người nhận sau khi đến cảng và được bốc dỡ.