FCL và LCL là gì?

Hai hình thức vận chuyển đường biển xuất nhập khẩu phổ biến nhất hiện nay là FCL và LCL. Chúng ra đời giúp cho doanh nghiệp, cá nhân, người gửi hàng có thể tiết kiệm được khoản chi phí so với gửi hàng qua đường hàng không. Thế nhưng, rất nhiều người vẫn còn xa lạ với hai hình thức vận chuyển này. Để giúp các bạn có thêm thông tin tham khảo lựa chọn được hình thức vận tải tối ưu cho lô hàng của mình, hãy cùng Cần Thơ Logistics tìm hiểu dưới bài viết này nhé!!!

 

LCL va FCL
LCL va FCL

 

1. Hàng FCL là hàng gì? Hàng LCL là hàng gì?

1.1. Hàng FCL là gì?

FCL (viết tắt của chữ của Full container load) là cách thức vận chuyển hàng nguyên container. Hàng hóa trong FCL là hàng hóa đồng nhất được đóng đầy container.

Thông thường trong gửi hàng FCL người gửi hàng có trách nhiệm bốc xếp hàng hóa lên nguyên container và người nhận hàng có trách nhiệm bốc dỡ hàng hóa khỏi container.

 

1.2. Hàng LCL là gì?

 LCL (là viết tắt của chữ Less than Container Load) trong xuất nhập khẩu là cách thức vận chuyển hàng lẻ, hàng không đủ đóng nguyên một container mà cần ghép chung với một số lô hàng của chủ hàng khác.

Trong vận chuyển hàng LCL, đơn vị vận chuyển sẽ có nhiệm vụ gom hàng, phân loại, kết hợp nhiều lô hàng lẻ với nhau để xếp đủ nguyên container vận chuyển.

 

Xem thêm: Vận tải đường biển

 

2. So sánh sự khác nhau giữa FCL và LCL

2.1. Kích thước hàng hóa

Hàng LCL là hàng lẻ  thường nhỏ gọn.

Hàng FCL gồm nhiều kiện hàng đủ container, thông thường chúng là loại hàng hóa cồng kềnh, có trọng lượng nặng.

 

2.2. Quy trình vận chuyển

Quy trình vận chuyển hàng LCL diễn ra phức tạp hơn hàng FCL bởi:

Hàng FCL là hàng nguyên container đã được đặt trước, của một chủ hàng, không cần phân loại đóng gói. 

Hàng LCL trong quy trình vận chuyển mất thêm công đoạn gom hàng, kiểm đếm, phân loại giữa các loại hàng lẻ từ nhiều chủ hàng gửi sau đó mới xếp lên container vận chuyển. Mặt khác, trong quá trình thông quan, nếu một đơn hàng lẻ gặp trục trặc sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian nhận hàng của tất cả các đơn hàng khác trong lô hàng.

 

2.3. Thời gian vận chuyển

Thời gian vận chuyển hàng FCL nhanh hơn hàng LCL bởi quy trình vận chuyển diễn ra nhanh hơn, hàng hóa chỉ giao cho một chủ hàng. Đồng thời, khả năng gặp trục trặc gây nên sự chậm trễ tại cảng hải quan cũng ít xảy ra hơn.

Thời gian vận chuyển hàng LCL thường chậm hơn vì phải khai thác, phân loại hàng hóa giao tới nhiều chủ hàng. Ngoài ra, còn mất thêm thời gian gom hàng, xử lý các loại hóa đơn, chứng từ,..

 

2.4. Chi phí vận chuyển

Chi phí vận chuyển hàng FCL thường được tính theo kích thước, trọng lượng hàng hóa.

Chi phí vận chuyển hàng LCL thường được tính theo trọng lượng hàng hóa cộng thêm phí gom hàng, lưu kho,…nên có cước phí đắt hơn FCL. Tuy nhiên, nếu vận chuyển đường dài thì nó lại mang một chi phí tiết kiệm hơn.

 

2.5. Rủi ro đối với hàng hóa

Hàng LCL có khả năng  rủi ro đối với hàng hóa cao hơn hàng FCL vì nhiều loại hàng hóa cùng trong một container dễ xảy ra hư hỏng, nhiễm mùi, thất lạc.

 

FCL va LCL
FCL va LCL

 

3. Ưu và nhược điểm của hàng FCL

3.1. Ưu điểm của hàng FCL

  • Các lô hàng FCL không cần xếp dỡ cùng với các lô hàng khác, việc này sẽ giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển.
  • Niêm phong các thùng chứa tại nhà máy có nghĩa là ít phải xử lý hơn và ít cơ hội bị hư hỏng hơn.
  • Với các lô hàng lớn hơn, việc thanh toán phí cố định FCL sẽ tiết kiệm tiền.
  • Tiết kiệm được rất nhiều khi sử dụng FCL.

 

3.2. Nhược điểm của hàng FCL

  • Vận chuyển số lượng lớn có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải chi trả nhiều tiền hơn cho không gian để hàng.
  • Đối với tải trọng nhỏ (khoảng 13 CBM trở xuống), FCL có thể sẽ tốn kém hơn.
  • Giao hàng nguyên container đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần trang thiết bị và nhân sự có thể xử lý công việc, điều mà không phải nhà máy nào cũng có.
  • Khi bạn lựa chọn vận chuyển FCL, việc giao hàng sẽ có thể phức tạp hơn vì bạn sẽ xử lý các lô hàng lớn trong khoảng thời gian ngắn.

 

4. Ưu và nhược điểm của hàng LCL

4.1. Ưu điểm của hàng LCL

  • Tiết kiệm chi phí: Một trong những lợi thế của việc vận chuyển sản phẩm qua LCL là bạn được hưởng lợi từ việc tiết kiệm chi phí. Vì bạn chia sẻ container với các nhà cung cấp khác nên bạn có thể chia sẻ chi phí vận chuyển giữa tất cả các bên liên quan. Điều này có thể đặc biệt thuận lợi nếu lô hàng của bạn nhỏ hơn vì bạn chỉ phải trả tiền cho không gian bạn sử dụng trong container.
  • Giảm chi phí tồn kho: Ưu điểm của LCL là nó làm giảm nhu cầu duy trì lượng tồn kho lớn của sản phẩm. Vận chuyển LCL mang lại cho bạn sự linh hoạt để vận chuyển các lô hàng nhỏ hơn thường xuyên hơn. 

 

4.2. Nhược điểm của hàng LCL

  • Chi phí trên mỗi mét khối cao hơn: Chi phí trên mỗi mét khối vận chuyển LCL thường cao hơn so với vận chuyển FCL vì không gian container được chia sẻ cho nhiều hàng hóa, dẫn đến chi phí trên mỗi đơn vị khối lượng tương đối cao hơn.
  • Trì hoãn hải quan có thể xảy ra: Do container chứa nhiều lô hàng LCL từ các nhà cung cấp khác nhau nên cơ quan hải quan có thể cần kiểm tra từng mặt hàng hoặc các mặt hàng cụ thể trong container
  • Rủi ro xử lý tăng lên: Vận chuyển LCL bao gồm các giai đoạn xử lý bổ sung, làm tăng nguy cơ hư hỏng hoặc mất mát tiềm ẩn trong quá trình dỡ hàng và chuyển tải, đặc biệt đối với hàng hóa dễ vỡ hoặc dễ vỡ.

 

Cần Thơ Logistics mang đến dịch vụ vận chuyển An Toàn, Tận Tâm, Chất Lượng 

 

Có thể bạn quan tâm: 

Chuyển phát nhanh hạt điều

Hút chân không hàng hóa gửi đi nước ngoài