Hợp đồng ngoại thương. Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thương là gì?
Hợp đồng ngoại thương còn có tên gọi khác là hợp đồng xuất nhập khẩu, là sự thỏa thuận của bên mua và bên bán giữa hai hoặc nhiều nước khác nhau, trong đó ghi nhận đầy đủ về sự thỏa thuận của các bên liên quan đến việc mua bán hàng hóa cùng trách nhiệm giao hàng, thanh toán hàng…
Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương:
– Chủ thể ký hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau (nếu các bên không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú của họ)
– Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được chuyển hoặc sẽ được chuyển từ nước này sang nước khác
– Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được lập ở những nước khác nhau
Hợp đồng ngoại thương thường được phân loại dựa trên những tiêu chí sau:
Tiêu chí thứ nhất: Theo thời gian thực hiện hợp đồng
– Hợp đồng ngắn hạn: Thường được kí kết trong một thời gian tương đối ngắn và sau một lần thực hiện thì hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình.
– Hợp đồng dài hạn: Thường được thực hiện trong thời gian lâu dài và trong thời gian đó việc giao hàng được tiến hành nhiều lần.
Tiêu chí thứ hai: Theo nội dung kinh doanh của hợp đồng
– Hợp đồng xuất khẩu: Là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhằm thực hiện việc chuyển giao hàng hóa đó ra nước ngoài, đồng thời di chuyển quyền sở hữu hàng hóa đó sang tay người mua
– Hợp đồng nhập khẩu: Là hợp đồng mua hàng của nước ngoài để rồi đưa hàng đó vào nước mình nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước, hoặc phục vụ các ngành sản xuất, chế biến trong nước
– Hợp đồng tái xuất khẩu: Là hợp đồng xuất khẩu những hàng mà trước kia đã nhập từ nước ngoài không qua tái chế hay sản xuất gì trong nước
– Hợp đồng tái nhập khẩu: là hợp đồng mua những hàng hóa do nước mình sản xuất đã bán ra nước ngoài và chưa qua chế biến gì ở nước ngoài
– Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu: là hợp đồng thể hiện một bên trong nước nhập nguyên liệu từ bên nước ngoài để lắp ráp gia công hoặc chế biến thành các sản phẩm rồi xuất sang nước đó chứ không tiêu thụ trong nước.
Tiêu chí thứ 3: Phân loại theo hình thức hợp đồng: Có 3 loại hợp đồng như: hợp đồng văn bản, hợp đồng miệng và hợp đồng theo hình thức mặc nhiên. Tuy nhiên, hình thức văn bản vẫn được ưa chuộng bì có nhiều ưu điểm: an toàn, toàn diện, rõ ràng hơn.
Những điều khoản quan trọng đáng chú ý trong hợp đồng thương mại:
– Hợp đồng có số có ngày (Các chứng từ sau dựa vào thông tin trên hợp đồng để soạn thảo).
– Thông tin công ty của người bán và người mua (tên công ty, địa chỉ, chi tiết liên hệ, v.v.)
– Chủ đề hợp đồng bán hàng (Subject )
– Mô tả hàng hóa (Description of the goods)
– Đơn giá hàng hóa, tổng số lượng hợp đồng và tổng số tiền hợp đồng
– Đóng gói hàng và giao hàng (Package and shipment details)
– Discharging & Loading Port (Cảng dỡ hàng & xếp hàng)
– Ngày giao hàng hoặc thời gian giao hàng (Delivery date or delivery period)
– Hình phạt khi giao thiếu, trễ hàng (Penalties of late shipment)
– Các điều khoản giao hàng theo Incoterm (Cần phải có)
– Phương thức thanh toán (Thông thường là TTR và L/C)
– Các chứng từ cung cấp từ nhà xuất khẩu. (Số bản gốc và bản sao sẽ được cung cấp, thời gian chuyển giao cho nhà nhập khẩu).
– Bất khả kháng (Chiến tranh, cấm vận, thiên tai, đình công,…)
– Giải quyết tranh chấp (trọng tài hoặc kiện tụng).
– Chữ ký của người có quyền lực cao trong doanh nghiệp. (Thông thường là giám đốc).
– Bản dịch của hợp đồng. (Nên làm song ngữ, có quy định rõ về xử dụng ngôn ngữ nào khi xảy ra tranh chấp).
Nguyên tắc ký kết hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thương được ký kết trên nguyên tắc của hợp đồng kinh tế nói chung, đó là: quyền tự do hợp đồng, một trong những nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh, được thể hiện bởi:
(1) Nguyên tắc tự nguyện: Nghĩa là việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương được dựa trên nguyên tắc tự do về ý chí của hai bên mua bán, không một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào được áp đặt ý chí của mình đối với các bên tham gia hợp đồng.
(2) Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi: Quan hệ hợp đồng mua bán giữa các bên phải được thiết lập trên cơ sở tương xứng về quyền lợi và nghĩa vụ, đảm bảo lợi ích kinh tế cho các bên.
(3) Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm vật chất: Nghĩa là các bên tham gia hợp đồng phải tự chịu trách nhiệm về tài sản liên quan đến phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng. Không ai khác có thể đứng ra chịu trách nhiệm vật chất thay cho các bên hợp đồng.
(4) Không trái với pháp luật hiện hành: Nghĩa là các thỏa thuận trong hợp đồng phải phù hợp với pháp luật, không được lợi dụng hợp đồng để hoạt động trái pháp luật.
Cần Thơ Logistics luôn tận tâm, nhiệt tình hỗ trợ khách hàng!!!
Có thể bạn quan tâm:
Ngành đường sắt Việt Nam mở cửa vào cộng đồng Châu Âu
Vận chuyển quần áo addidas đi Hồ Bắc – Trung Quốc