Mở đầu
ONE đã công bố lợi nhuận 4,2 tỷ USD cho quý 2, và 6,76 tỷ USD trong nửa đầu năm; cùng với đó là dự báo thêm lợi nhuận 5 tỷ USD cho nửa cuối năm.
Tàu container của Hãng tàu ONE (Ảnh: One Line)
Hãng tàu Nhật đạt lợi nhuận tốt
ONE (Ocean Network Express) – hãng tàu Nhật Bản – cho biết họ hiện kỳ vọng lợi nhuận ròng gần 12 tỷ USD cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2022, sau khi đạt lợi nhuận 3,5 tỷ USD vào năm trước.
ONE đã công bố lợi nhuận 4,2 tỷ USD cho quý 2, và kết quả đạt được 6,76 tỷ USD trong nửa đầu năm, nhưng cho biết mặc dù nhu cầu hàng hóa vẫn còn mạnh, nhưng hãng dự kiến sẽ bị “giảm sản lượng” vào dịp Tết Nguyên đán và dự đoán lợi nhuận 5 tỷ USD cho nửa cuối năm.
Doanh thu trong quý 2 là 7,6 tỷ USD, tăng 125% so với năm trước, từ mức tăng chỉ 4% về sản lượng, lên 3,2 triệu TEU, với mức giá cước trung bình là 2.375 USD mỗi TEU. Mức giá cước này đã tăng rất nhiều so với mức giá 1,032 USD mỗi TEU trước đây.
Ngoài chi phí nhiên liệu tăng 65% so với quý trước, lên 509 USD/tấn, ONE cho biết chi phí hoạt động của họ đã tăng “do tốc độ của tàu nhanh hơn”.
Điều thú vị với OOCL
Thật thú vị, mức giá trung bình của ONE trong quý gần như chính xác bằng với 2,383 USD mỗi TEU của hãng tàu OOCL, được tiết lộ trong bản cập nhật hoạt động của hãng tàu có trụ sở tại Hồng Kông.
Mức giá cước trung bình có vẻ thấp, do giá cước thị trường chỉ cao trên một số tuyến. Tuy nhiên, chúng phản ánh mức giá cước tương đối thấp trên các tuyến vận chuyển chiều về, nội Á và các tuyến kém sinh lợi khác, cùng với các tuyến có lợi nhuận cực cao từ châu Á đến châu Âu và châu Á đến Bắc Mỹ.
Các hãng tàu đang dần hoàn thành các cam kết hợp đồng với mức giá cước được xem là tương đối thấp và thay thế chúng bằng các thỏa thuận dài hạn hơn và với mức giá cao hơn nhiều. Cùng với đó là hoạt động kinh doanh ngắn hạn vẫn được duy trì ở mức cao, đang kinh doanh theo đúng kết quả lợi nhuận của họ.
Theo đó, ngay cả dự đoán lợi nhuận 150 tỷ USD trong năm 2021 – đã được nâng lên gần đây của nhà tư vấn hàng hải Drewry – vẫn có thể tỏ ra thận trọng.
Chiếm 32% hoạt động kinh doanh của ONE, tuyến xuyên Thái Bình Dương vẫn là tuyến vận chuyển chính của hãng, tiếp theo là Á-Âu, 24% và nội Á, 21%,
Trong quý hai, ONE đã vận chuyển 649.000 TEU trên tuyến Châu Á-Bắc Mỹ, ít hơn 15% so với năm trước, nguyên nhân do tắc nghẽn cảng tại các cảng trung tâm Los Angeles và Long Beach.
Ngược lại, trên tuyến vận chuyển Á-Âu, hãng đã tăng 6% sản lượng, lên 443.000 TEU.
Đôi điều từ Nixon
“Giống như các đối thủ cạnh tranh trong ngành, chúng tôi có thể vận chuyển nhiều hàng hơn nữa nếu không bị buộc phải bỏ trống quá nhiều chuyến tàu châu Á, do khoảng trống trong lịch trình bởi các chuyến tàu bị trì hoãn nặng nề từ các cảng đến,” Giám đốc điều hành ONE Jeremy Nixon cho biết.
Ông nói thêm: “Khi mọi thứ vẫn tiếp diễn, chúng tôi không thấy có sự cải thiện lớn nào trong tình hình hiện tại, đặc biệt là ở Bắc Mỹ”.
Đội tàu của ONE hiện có 217 tàu, với tổng sức chở 1,6 triệu TEU, trong đó 55% là tàu thuê, đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng các hãng tàu trên thế giới, xếp trên Evergreen. Tuy nhiên có đơn đặt hàng đóng tàu mới lớn hơn nhiều, 81 tàu với sức tải 661.000 TEU, so với 24 tàu của ONE với sức tải 322.000 TEU.
Và sự khan hiếm của các tàu container trên thị trường thuê tàu đang kìm hãm tiềm năng phát triển của hãng tàu Nhật Bản.
Ông Nixon cho biết: “Thị trường cho thuê tàu container đã cho thuê hết, và do đó, khả năng tăng cường đội tàu của chúng tôi trong ngắn hạn bị hạn chế,” ông Nixon nói.
Xem thêm: Kỷ lục mới với 79 tàu container xếp hàng dài tại cảng LAX và LGB