Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về hai loại vận đơn phổ biến trong giao nhận hàng hóa: House Bill of Lading (HBL) và Master Bill of Lading (MBL)
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế, việc hiểu rõ về các loại vận đơn là một phần quan trọng không thể bỏ qua. Vận đơn đóng vai trò như một chứng từ pháp lý, giúp xác định quyền sở hữu của hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ người bán đến người mua. Để từ đó nắm rõ về sự khác biệt cơ bản giữa chúng; cũng như vai trò của mỗi loại trong việc đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.
Phân biệt Vận đơn Master Bill và House Bill
Vận đơn House Bill (HBL – House Bill of Lading)
- Được phát hành bởi các công ty vận chuyển hàng hóa (NVOCCs – Non-Vessel Owning Common Carriers) hoặc các đại lý vận chuyển.
- Ghi nhận việc nhận hàng từ người xuất khẩu và chuyển đến người nhập khẩu.
- Sau khi nhận được hàng từ chủ hàng và hoàn tất các thủ tục hải quan xuất khẩu, công ty giao nhận sẽ phát hành HBL cho khách hàng. HBL sẽ được sử dụng làm chứng từ để nhận hàng tại cảng đích, cũng như là chứng từ thanh toán trong các giao dịch thương mại quốc tế.
Vận đơn Master Bill (MBL – Master Bill of Lading)
- Được phát hành bởi hãng tàu vận chuyển (công ty vận tải biển).
- Ghi nhận việc nhận hàng từ các đại lý vận chuyển và chuyển đến cảng đích.
Master Bill of Lading (MBL) gồm có hai loại là Original Bill of Lading và Surrender Bill of Lading.
- Original Bill of Lading (OBL): Đây là bản gốc của vận đơn, thường được gửi cho người nhận hàng (consignee) để họ có thể nhận hàng tại cảng đích. OBL là chứng từ quan trọng trong giao dịch thương mại quốc tế, đặc biệt là trong các phương thức thanh toán như L/C (tín dụng chứng từ).
- Surrender Bill of Lading (SBL): Đây là vận đơn được phát hành dưới dạng điện tử, không cần sử dụng bản gốc. Việc sử dụng SBL giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khi gửi vận đơn cho người nhận hàng.
Khi bạn lấy Master Bill, bạn sẽ có quyền trực tiếp giải quyết với hãng tàu nếu có rủi ro xảy ra, vì shipper là người đứng tên trên vận đơn. Điều này giúp tăng cường quyền lợi và bảo vệ lợi ích của shipper trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Điểm khác nhau giữa Master Bill và House Bill
Giả sử Công ty X, chuyên kinh doanh đồ gốm sứ, xuất khẩu một lô hàng gốm sứ cao cấp đến Công ty ABC ở Canada theo điều kiện FOB Vancouver. Công ty X đã ký hợp đồng với Công ty Giao Nhận Vận Tải Cần Thơ Logistics để thực hiện việc vận chuyển hàng hóa. Cần Thơ Logistics sau đó đã ký hợp đồng với hãng tàu ZIM để chuyển lô hàng từ cảng Hải Phòng đến cảng Vancouver. Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu và xếp hàng lên tàu, hãng tàu ZIM phát hành MBL cho Cần Thơ Logistics. Cùng lúc đó, Cần Thơ Logistics cũng phát hành HBL cho Công ty X.
Dựa vào ví dụ trên, ta có thể phân biệt HBL và MBL qua các điểm chính sau:
– HBL là vận đơn được phát hành bởi công ty giao nhận vận tải (forwarder) cho công ty xuất nhập khẩu, trong khi MBL là vận đơn được phát hành bởi hãng tàu cho công ty forwarding.
– HBL thường dễ sửa đổi hơn MBL. Do công ty forwarding thường là công ty nhỏ, cung cấp dịch vụ và chăm sóc khách hàng tận tình, việc sửa đổi HBL sẽ linh hoạt hơn. Ngược lại, hãng tàu thường có quy trình chặt chẽ và cồng kềnh, việc sửa đổi MBL thường khó khăn và tốn kếm hơn.
– Về mặt rủi ro, hãng tàu thường có quy mô và uy tín tốt hơn forwarder, nên chứng từ MBL mà họ phát hành ra có độ “đảm bảo” cao hơn.
Vai trò của Master Bill và House Bill
House bill
- HBL thể hiện quan hệ hợp đồng vận chuyển giữa người xuất khẩu (seller) và đại lý vận chuyển.
- HBL là chứng từ quan trọng để người nhận hàng (buyer) có thể nhận hàng tại cảng đích.
- HBL cũng được sử dụng để thanh toán qua ngân hàng trong giao dịch thương mại quốc tế.
Master bill
- MBL là chứng từ quan trọng để đại lý vận chuyển có thể nhận hàng từ hãng tàu.
- MBL cũng là chứng từ cần thiết để hãng tàu thanh toán chi phí vận chuyển cho đại lý vận chuyển.
- MBL giúp xác định trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Như vậy, HBL và MBL đều đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhận quan hệ hợp đồng và các thông tin liên quan đến vận chuyển hàng hóa trong quá trình xuất nhập khẩu. Đồng thời, chúng cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để các bên liên quan có thể yêu cầu nhận hàng và thanh toán chi phí.
Một số lưu ý khi sử dụng MBL và HBL
Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả các lô hàng đều sử dụng cả hai loại vận đơn, tức là việc phân biệt House Bill và Master Bill không phải lúc nào cũng cần thiết. Có những trường hợp chủ hàng trực tiếp làm việc với hãng tàu mà không thông qua forwarder, hoặc mặc dù có sự trợ giúp của forwarder trong việc đặt chỗ nhưng chủ hàng vẫn muốn tên mình xuất hiện trên Bill. Khi đó, hãng tàu sẽ cấp MBL trực tiếp cho chủ hàng và không có HBL.
Trong một số trường hợp, một lô hàng có thể có một MBL nhưng nhiều HBL. Điển hình là trong trường hợp vận chuyển hàng ghép container (LCL), nơi hãng tàu vận chuyển nguyên container và một forwarder chuyên gom hàng lẻ (consolidator) phát hành HBL cho từng lô hàng, cùng với một forwarder khác nhận một lô hàng và chỉ phát hành một HBL cho lô hàng đó. Khi đó, sẽ xuất hiện nhiều Bill nối và lệnh nối.
Một trường hợp khác là khi một forwarder vận chuyển nhiều lô hàng của những chủ hàng khác nhau trong cùng một chuyến tàu. Trong trường hợp này, forwarder sẽ phát hành nhiều HBL nhưng chỉ làm một MBL với hãng tàu để tiết kiệm chi phí và thời gian.
Tổng kết, sự khác biệt cơ bản giữa HBL và MBL là đơn vị phát hành: HBL do forwarder phát hành, còn MBL là của hãng tàu.
Cần Thơ Logistics mang đến cho bạn dịch vụ vận chuyển Nhanh, An toàn, Chất lượng
Xem thêm:
Vận đơn hàng không – Airway Bill (AWB)
Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không